Top 7 cách chữa Bị Phồng Chân Khi Đá Banh (Rộp chân)

Cập nhật: 09/11/2022

Bị phồng chân khi đá banh rất thường xuyên xảy ra với những cầu thủ nghiệp dư. Tuy nhiên, chấn thương kiểu này khá nhẹ và có thể tự chữa lành tại nhà.

Trang bị một số cách hạn chế rộp chân hiệu quả sẽ giúp bạn buông bỏ được nỗi lo này.

BK8
Đẳng cấp Châu Âu Trang cá độ bóng đá uy tín miễn bàn

Bị phồng chân khi đá banh là như thế nào?

Phồng, rộp hay phồng rộp là những vết sưng lên ở vùng da do chất lỏng. Chúng có kích thước rất đa dạng từ nhỏ tí khó nhìn thấy cho tới những vết to “tổ chảng”.

Tổn thương dạng này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, đa phần nó thường có mặt tại bàn tay, gót chân hoặc lòng bàn chân. Tất nhiên tình trạng này không nguy hiểm như hiện tượng nuốt lưỡi trong bóng đá nhưng vẫn ảnh hưởng đến vận động, thi đấu.

Phồng rộp chân khi đá bóng

Đối với trường hợp phồng rộp chân khi đá bóng, bạn sẽ khó lòng tiếp tục trận đấu. Trước khi những tổn thương này ập đến, cầu thủ thường cảm thấy nóng và rát ở vùng da đó.

Dần dần, nó sưng lên và hình thành cục mụn và chuyển sang màu đỏ hoặc đen thẫm. Nếu cố gắng chạy thêm, đám rộp sẽ bể ra lộ vùng da non và chảy nước.

Bị phồng chân khi đá banh khiến bạn cảm thấy đau rát khi đã mất đi lớp da bảo vệ bên ngoài.

Nguyên nhân gây ra rộp chân khi đá bóng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phồng da khi đá bóng trong trận đấu. Tuy nhiên, lý do cơ bản nhất chính là sự ma sát mạnh và liên tục của chân với các yếu tố xung quanh.

Rộp chân khi đá bóng

Quá trình cọ xát liên tục làm tăng nhiệt độ tại bề mặt da gây ra tình huống này. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến ma sát làm nóng chân?

  • Đôi giày quá chật hoặc không đúng hình dạng với chân.
  • Giày đá bóng quá kín, không thoát khí và hơi nóng.
  • Không sử dụng lót giày, tất vớ.
  • Không thi đấu trong thời gian dài, vùng da chưa kịp thích nghi với việc cọ xát liên tục.
  • Mồ hôi hoặc nước làm giày ẩm ướt, tăng ma sát.
  • Các hạt bụi bám trên giày và chân quá nhiều.

Những vùng da thường xuyên bị phồng khi đá banh là gót, 2 bên bàn chân và lòng bàn chân.

3 Cách chữa rộp chân khi đá bóng đơn giản mà hiệu quả

Phồng chân là điều không ai muốn gặp phải trong cuộc sống thường nhật. Nó không như đau cơ háng bên phải khi đá bóng là phải vận động mạnh và liên tục. Chúng ta vẫn bắt gặp nó rất thường xuyên bởi những nguyên do kể trên.

Cách chữa rộp chân khi đá bóng

Nếu chẳng may gặp phải tình huống như vậy, đây là một số phương pháp hiệu quả:

  1. Nếu vết rộp nằm ở những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với yếu tố bên ngoài, bạn hãy sử dụng một chiếc kim sạch chích vào và nặn hết dịch trong đó. Sau đó, bôi thuốc sát trùng và băng lại nếu cần thiết để phòng ngự nhiễm trùng.
  2. Nếu vết phồng ở vị trí an toàn, bạn có thể sử dụng băng gạc dán lên để chúng tránh tiếp xúc với giày, dép. Ngâm chân với banking soda hoặc nước trà sẽ hỗ trợ vết phồng nhanh khỏi hơn.
  3. Luôn đảm bảo vùng tổn thương sạch sẽ và khô thoáng.

Xem thêm: Cách xử lý khi bị chấn thương khác trong bóng đá tại đây.

Top 7 cách phòng tránh bị rộp chân khi đá bóng

Tất nhiên phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh phải không. Vậy có những bí kíp nào để hạn chế tình trạng bị phồng chân khi đá bóng?

1/ Chọn đôi giày phù hợp và đúng kích cỡ

Đôi giày là người bạn đồng hành thân thiết của chúng ta trong mỗi trận đấu bóng đá. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp chúng lại phản tác dụng đấy.

Bị phồng chân khi đá bóng

Một đôi giày quá chật hoặc quá rộng đều tạo ra nhiều ma sát hơn bình thường. Vì thế, quá trình chọn lựa vật dụng này cần phải tỷ mỉ và kỹ càng. Đôi chân của mỗi người đều có đặc điểm khác biệt, vì vậy một đôi giày đúng kiểu dáng cũng là vấn đề cần lưu ý.

Ngoài ra, người bạn đồng hành quá cũ cũng cần được nghỉ ngơi đúng lúc. Nếu đôi giàu của đã quá cũ, hãy trang bị cho bản thân một sản phẩm mới là vừa rồi đó.

Thế nhưng, những đôi giày đá bóng mới thường khá cứng rắn và thô ráp. Chúng ra cần làm mềm chúng bằng cách giặt một lần trước khi xỏ ra sân cỏ.

2/ Chọn tất có chất lượng tốt

Hiện nay thị trường có rất nhiều chủng loại và mẫu mã tất vớ khác nhau. Các bạn nền tìm kiếm đôi tất dành riêng cho hoạt động bóng đá với khả năng thấm hút tốt.

Những chiếc tất bình thường sẽ không làm tốt vai trò thấm mồ hôi khi cầu thủ đá bóng. Từ đó dễ gây ra tình trạng trượt chân trong giày dẫn đến phồng rộp.

Ngoài ra, các loại tất chuyên dụng còn sở hữu tính năng chống trơn trượt. Chúng được đính thêm những nút cao su nhỏ ở bề mặt để bám víu hiệu quả hơn vào thành giày.

3/ Sử dụng lót giày mới

Miếng lót của những đôi giày bình dân thường có chất lượng khá tệ và cứng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị phồng chân khi đá banh.

Vì thế, nó thường khiến lòng bàn chân của bạn bị trượt khi chạy và gây ra tình trạng rộp da. Hãy mua thêm một vài miếng lót giày tốt và thay thế chúng ngay bây giờ.

4/ Ngâm chân bằng nước ấm sau khi đá bóng

Ngâm chân bằng nước ấm hỗ trợ mạch máu ở khu vực đó lưu thông tốt hơn. Nếu có điều kiện, bạn hãy sử dụng một vài nhánh gừng hoặc một ít muối pha vào nước ấm. Điều này sẽ giúp đôi bàn chân được thư giãn sau những giờ phút “cày ải” đấy.

Bị rộp chân khi đá bóng

5/ Bảo vệ những vị trí thường xuyên bị ma sát

Trước khi đeo giày, các bạn có thể dùng bằng quấn quấn quanh những vị trí dễ bị phồng như gót chân, mũi chân. Còn nếu chịu chi hơn, hãy bôi thêm kem dưỡng ẩm như Johnson’s Baby, Vaseline,… lên khu vực đó.

6/ Vệ sinh giày thường xuyên

Một đôi giày sạch sẽ không chứa cát bụi, thứ cọ xát gây ra phồng da cho cầu thủ. Hơn nữa, người bạn đồng hành mới được giặt sẽ bạn bạn cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng hơn.

7/ Không nên đá bóng khi trời tiết bất lợi

Trời quá nóng bức khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, chính thức này gây ra sự ma sát lớn giữa chân và giày. Ngược lại, những cơn mưa cũng khiến đôi giày và tất ẩm ướt dễ làm rộp da hơn.

Kể cả muốn tập thể lực bóng đá cũng không nên liều theo cách đó. Thời tiết thích hợp nhất để đá bóng là trời mát, độ ẩm không cao và có gió thổi nhẹ.

Lời kết

Bị phồng chân khi đá banh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Đôi bàn chân cần được nâng niu và bảo vệ nhiều hơn khi nó phải gánh vác trọng lượng của cả cơ thể, nhất là đối với cầu thủ bóng đá, bộ phận này càng trở nên quan trọng và trân quý hơn.

Riviu24H đối với mình là một người bạn đồng hành trong suốt nhiều năm. Với niềm đam mê viết lách cùng sở thích khám phá những điều mới trong cuộc sống, mong rằng những bài đánh giá của mình sẽ được mọi người đón nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10