Top 8 cách chữa và bảo vệ khi bị chấn thương ngón chân cái khi đá bóng

Cập nhật: 10/11/2022

Chấn thương ngón chân cái khi đá bóng là tình trạng phổ biến của cầu thủ bóng đá nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.

Ngón cái là bộ phận phải chịu nhiều tác động nhất trên bàn chân. Vậy có cách nào để bảo vệ nó khỏi những tác động vật lý bên ngoài hay không?

FB88
Top bình chọn 2022 Top cá độ bóng đá hàng đầu Châu Á

Chấn thương ngón chân cái là gì?

Chấn thương ngón chân cái khi đá bóng xảy ra khi nó bị tác động bởi những yếu tố ngoại lực, có thể là bong gân, lột móng, đứt chân hoặc nặng hơn là gãy ngón chân.

Chấn thương ngón chân cái đá bóng

Ngón chân cái là đối tượng phải chịu nhiều sự tác động nhất so với các ngón còn lại. Vì thế, trường hợp xảy ra tổn thương với nó là cao hơn hẳn là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Đặc biệt hơn, các cầu thủ rất ưa thích việc sử dụng mũi chân để sút bóng. Qua đó, dẫn đến tình trạng đau cổ chân khi đá bóng và đôi khi là đau ngón chân cái do chịu áp lực và sử dụng lực đá mạnh.

Vì sao xảy ra tình trạng chấn thương ngón chân cái khi đá bóng?

Có rất nhiều lý do khiến ngón chân gặp phải chấn thương khi đá bóng, trong đó ngón cái thường phải chịu nhiều thiệt thòi nhất khi nằm ở phía ngoài cùng.

Cùng điểm qua một vài lý do gây ra chấn thương ngón chân cái bên dưới đây.

1/ Đi chân trần đá bóng

Đây là nguyên nhân dẫn đến chấn thương ngón chân cái khi đá bóng rất phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.

Những đứa trẻ có niềm đam mê bất tận với trái bóng trong, chúng thường tụ tập chơi bóng cùng nhau mà không hề có một đôi giày đúng nghĩa.

Nguyên nhân chấn thương ngón chân cái

Bọn nhỏ chơi bóng với đôi chân trần trụi và điều này vô cùng nguy hiểm với ngón chân cái. Hiện nay, các ông bố bà mẹ đã có điều kiện để chăm sóc con em nhiều hơn nên tình trạng đá bóng không giày dần dần vơi đi.

2/ Lựa chọn giày không phù hợp

Thế nhưng, không phải cứ đi giày là sẽ bảo vệ được các ngón chân đâu nhé. Nếu chọn lấy một đôi giày không phù hợp, thậm chí nó còn phản tác dụng đấy.

Một đôi giày có phần mũi chật khiến các ngón chân không hề thoải mái chút nào khi đá bóng. Chúng làm bàn chân của các bạn chèn ép nhau và tăng tỷ lệ chấn thương ngón cái.

Ngoài ra, một đôi giày không đúng chủng loại và kích cỡ cũng có nhiều khả năng làm người mang phải ôm hận. Không ai lại đi một đôi Converse bước vào sân bóng cả, đã đá không được còn làm trò cười cho đối thủ nữa.

3/ Bị đối thủ đạp lên chân

Trong thể thao, việc va chạm với nhau là điều hoàn toàn bình thường. Các xô xát này có cả trường hợp vô tình lẫn cố ý với ý đồ xấu.

Đôi khi, việc tranh chấp bóng khiến bạn vô tình đạp lên chân đối thủ hoặc ngược lại và gây ra chấn thương ngón chân cái khi đá bóng cho người đối diện.

Chấn thương ngón cái

Tuy nhiên còn có một trường hợp xấu hơn, đối thủ trực tiếp cố ý dẵm vào chân bạn nhằm triệt hạ. Nhiều cầu thủ từng gặp phải tình huống này và dẫn đến chấn thương cơ háng khi đá bóng. Nếu trong một trận đấu có trọng tài, việc làm phi thể thao này có thể phải nhận ngay một tấm thẻ đỏ trực tiếp.

4/ Tự vất té hoặc trượt chân

Ngoài những lý do nêu trên, bạn cần phải tự bảo vệ những ngón chân bởi tác động tự phát. Việc vô tình té ngã hay trượt chân có thể khiến ngón chân phải chịu cảnh đau đớn tột cùng.

Các TH chấn thương ngón chân cái khi đá bóng và 5 cách giải quyết

Chấn thương là từ ngữ gọi chung cho các tổn hại về thể chất mà con người phải gánh chịu. Đối với ngón chân cái, có rất nhiều kiểu chấn thương khác nhau đã từng xảy ra. Tuy vậy, khi tham gia bộ môn bóng đá, các trường hợp tai nạn sẽ gói gọn như sau:

1. Gãy xương ngón chân

Đây là trường hợp chấn thương nặng nhất bạn có thể gặp phải. Cơ chế xương người của chúng ta có thể tự lành sau một thời gian nghỉ dưỡng khi gãy.

Tuy nhiên, một số trường hợp quá nghiêm trọng cần phải được phẫu thuật để định hình lại ngón chân cái. Các biểu hiện của trường hợp gãy ngón chân cái bao gồm:

  • Sưng phù khắp ngón chân cái đôi khi lan ra cả bàn chân kèm theo cơn đau đớn tột độ.
  • Vị trí quanh ngón chân đổi màu với những vết thâm tím hoặc xanh đen.
  • Không còn cử động được ngón chân cái, vị trí ngón chân không đúng như cũ.
  • Cơn đau bộc phát dữ dội khi chạm vào ngón chân hoặc đi lại.
  • Mất cảm giác hoàn toàn ở ngón chân cái thậm chí là cả bàn chân.
  • Trường hợp tệ hơn là xương có thể chọc lủng và lòi ra bên ngoài da.

Tốt nhất là các bạn hãy đi thăm khám ngay lập tức nếu bị gãy ngón chân cái, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

2. Bong gân hoặc căng cơ

Bong gân hoặc căng cơ thường xuyên gặp phải hơn tình huống ở trên và cũng nằm ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, cơn đau cũng khiến các bạn khốn khổ trong vài giờ đồng hồ hoặc khi di chuyển sau đó.

Đối với bong gân nhẹ, chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày và có thể dùng các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà. Nhiều cầu thủ còn điều tiết cách thở khi đá bóng để nếu bong gân nhẹ, họ vẫn có thể chơi dạng hỗ trợ hoặc đá vui với bạn bè.

Nếu đến mức đứt dây chằng ngón chân cái lại là một chuyện khác. Lúc đó, bạn phải tiến hành phẫu thuật để nối lại chúng và cần rất nhiều thời gian để bình phục hoàn toàn đối với trường hợp chấn thương ngón chân cái khi đá bóng này.

3. Chấn thương móng chân

Những bạn có thói quen đá bóng hoàn toàn bằng mũi chân rất hay gặp phải tình huống chấn thương này. Việc bị bầm tím thậm chí là lột móng sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau đớn trong một khoảng thời gian dài.

Chấn thương ngón chân cái

Nếu bị lột móng chân cái, các bạn có thể tự chữa lành được với các loại thuốc sát trùng cùng với băng gạc. Tuy nhiên, điều đáng buồn là chúng ta sẽ phải rời xa sân cỏ trong một khoảng thời gian đó.

4. Trầy xước da

Trong những chấn thương ngón chân thì đây có thể coi là tình huống nhẹ nhất. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá chủ quan với những vết thương ngoài da này. Nếu vết xước ăn sâu vào bên trong, chúng sẽ chảy máu liên tục và có nguy cơ bị nhiễm trùng nữa đó.

5. Nhiễm trùng ngón chân

Đây là trường hợp biến chứng của trầy xước mà được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận. Bạn cần phải thăm khám bác sĩ và uống thuốc để điều trị dứt điểm nếu không muốn mọi thứ đi theo hướng tệ hại hơn.

Xem thêm các bài viết khác về chấn thương khi đá bóng: https://riviu24h.net/suc-khoe

#3 Cách bảo vệ ngón chân khi đá bóng

Như các bạn đã thấy, chấn thương thể thao luôn mang đến sự đau đớn và khốn khổ cho cầu thủ. Vậy mọi người đã biết cách nào bảo vệ cho ngón chân cái khỏi những tổn thương đó chưa?

1. Chọn đôi giày phù hợp với bàn chân

Một đôi giày vừa “như in” sẽ giúp các bạn hoạt động thoải mái và thanh thoát hơn hẳn. Từ đó, trình độ đá bóng cũng được đẩy lên một tầm cao mới luôn đó.

Bảo vệ ngón chân khi đá bóng

Vì thế, đừng sợ tiêu tốn thời gian cho việc chọn lựa người đồng hành trên sân nhé. Hiện nay, thị trường giày đá bóng đang nở rộ với muôn vàn mẫu mã và chủng loại khác nhau, chắc chắn sẽ có một vài đôi giày phù hợp với bàn chấn của bạn.

2. Sử dụng miếng dán bảo vệ ngón chân

Nếu muốn bảo vệ ngón chân cái tốt hơn, bạn có thể sử dụng miếng dán thể thao chuyên dụng. Miếng dán này đóng vài trò ngăn cách và giữ chặt móng chân của bạn và tránh ma sát. Từ đó, chúng hỗ trợ giảm thiểu tối đa nguy cơ ngón chân cái bị thương khi đá bóng.

3. Không lao vào các tình huống tranh chấp nguy hiểm

Nhiệt huyết và máu lửa là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn và kịch tính cho thể thao. Tuy nhiên, nếu các bạn chỉ đá bóng giao lưu thì không cần thi đấu quá quyết liệt.

Những pha ham bóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và khiến đối phương rơi vào cảnh khốn đốn. Các bạn đừng để xảy ra sự việc đáng tiếc trên sân làm ảnh hưởng đến cuộc vui nhé.

Kết luận

Chấn thương ngón chân cái khi đá bóng gây ra sự đau đơn cho cầu thủ. Ngoài ra, việc đi lại không thể diễn ra bình thương với đôi chân “cà nhắc”. Hãy biết yêu thương ngón chân cái và bảo vệ chung thật an toàn trong các trận đấu bóng.

Riviu24H đối với mình là một người bạn đồng hành trong suốt nhiều năm. Với niềm đam mê viết lách cùng sở thích khám phá những điều mới trong cuộc sống, mong rằng những bài đánh giá của mình sẽ được mọi người đón nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10