” Rách sụn chêm có đá bóng được không? ” là nghi vấn của rất nhiều cầu thủ đá bóng bởi va chạm trong thể thao tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến VĐV chấn thương.
Những tổn thương vùng đầu gối đã làm nhiều danh thủ phải giã từ sân cỏ. Trong đó, rách đĩa đệm đầu gối là nguyên nhân thường thấy nhất.
Sụn chêm là gì?
Sụn chêm là tập hợp của những sợi nguyên bào dẻo dai, có sự đàn hồi tốt. Chúng là phần đĩa đệm ngăn cách giữa phần xương chày với phần xương đùi.

Sụn chêm là gì?
Trong cơ thể mỗi chúng ta đều có 4 bộ phận như vậy chia đều ở 2 bên đầu gối. Hình dạng của chúng theo kiểu bán nguyệt với khả năng hấp thụ cũng như phân tán lực cho khớp gối. Do đó, bộ phận này được coi là miếng đệm tạo nên sự chắc chắn cho đầu gối.
Rách sụn chêm là gì?
Khi đầu gối phải chịu tác động bởi ngoại lực quá giới hạn, sụn chêm là phần đầu tiên có nguy cơ bị tổn thương. Những tình huống bị vặn chân trụ dễ làm cầu thủ bị chấn thương kiểu này.
Các va đập trực tiếp đầu gối cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương này. Đặc biệt trong bóng đá, người chơi cần xoay sở liên tục nên có xu hướng rách phần đĩa đệm nhiều hơn cả. Nếu bộ phận này đã bị tổn thương, bạn tìm cách tăng thể lực trong bóng đá cũng vô nghĩa vì gần như khó có thể quay trở lại sân đấu chuyên nghiệp.

Rách sụn chêm là gì?
Vậy cầu thủ bị rách sụn chêm có đá bóng được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết ở phần sau. Thông thường, phần sụn trong sẽ bị tổn thương nặng hơn phần bên ngoài. Điều này có thể lý giải do chúng được gắn liền vào xương mâm chày.
Đối với những người lớn tuổi, thoái hóa xương khớp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thương đĩa đệm Mỗi khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại, họ rất dễ đối mặt với chấn thương này.
Khi bị rách sụn chêm đá bóng, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và mất khả năng cử động. Cơn đau sẽ giảm dần, tuy nhiên những cử động sau đó sẽ khiến nó trở lại mạnh mẽ.
Nếu biết nuốt lưỡi trong bóng đá là gì, bạn sẽ hiểu, tình trạng này nguy hiểm ngay tại trận, có thể ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng xong bạn vẫn có thể chơi tiếp nhưng với rách sụn chêm, bạn gần như không có cơ hội quay lại sân chơi chuyên nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm
Khi nhận thấy một số biểu hiện sau, rất có thể bạn đã bị rách sụn chêm rồi đấy:
- Đầu gối đau buốt, sưng phù.
- Có tiếng lạch cạch khi cử động đầu gối.
- Khớp gối không co dãn được như bình thường.
- Di chuyển cảm thấy đau đớn.
- Đau khi ấn vào khớp gối.
Rách sụn chêm có đá bóng được không?
Rách sụn địa đệm gây nhiều đau đớn và tổn hại về sức khỏe cũng như tinh thần.Nó không phải câ chuyện đơn giản như khi bị phồng chân khi đá banh. Đối với chấn thương, tất nhiên chúng ta cần nghỉ ngơi và điều trị trước tiên.
a. Các dạng rách sụn chêm
Những tác động của ngoại lực khiến phần đầu gối của cầu thủ luôn phải chịu sức ép nặng nề. Có rất nhiều kiểu chấn thương sụn chêm khác nhau khi đá bóng, bao gồm:
- Rách dọc.
- Rách ngang.
- Rách hình quai vali.
- Rách kiểu nan hoa.
- Rách hình vạt.
- Rách đa kiểu.

Rách sụn chêm có đá bóng được không?
Ngoài ra, tổn thương mà đĩa đệm phải chịu còn phân chia theo vị trí như sau:
- Rách sừng trước.
- Rách sừng sau.
- Rách thân.
- Rách vùng vô mạch.
- Rách vùng có mạch.
b. Rách sụn chêm bao lâu đá bóng lại được?
Những người hoạt động liên tục không ngừng nghỉ thường dễ gặp phải kiểu chấn thương này. Nếu không may bị rách sụn chêm, chắc chắn họ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Tuy nhiên, tất cả các tổn thương đều cần thời gian chữa lành. Thời gian của giai đoạn này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta đang gặp.
- Nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 tuần đối với trường hợp không cần phẫu thuật.
- Nghỉ ngơi và điều trị 2 tháng cho đến hơn 1 năm đối với trường hợp phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà quá trình điều trị tăng – giảm khác nhau.
Câu nghi vấn rách sụn chêm có đá bóng được không được trả lời là “CÓ” sau khi bạn hoàn toàn lành lặn.
c. Những ca chấn thương rách sụn chêm nổi bật
Không phải tổn thương nào cũng có thể lành lặn hoàn toàn như cũ và rách sụn chêm cũng vậy. Trong giới cầu thủ Việt Nam cũng như thế giới đã có nhiều trường hợp phải giã từ sự nghiệp khi gặp phải chấn thương này:
- Nguyễn Hồng Sơn: Tiền vệ sinh năm 1970 đã phẫu thuật đứt dây chằng chéo và vỡ sụn chêm. Anh gặp phải những chấn thương đó 1 lần với chân trái, 2 lần với chân phải.
- Lê Công Vinh: Đứt dây chằng gối và vỡ sụn chêm vào năm 2010 khi đang thi đấu cho Hà Nội T&T.
- Trần Anh Khoa: Chấn thương đa vùng đầu gối sau pha vào bóng của Quế Ngọc Hải năm 2015.
- Nguyễn Tuấn Anh: Tiền vệ tài hoa của HAGL liên tục rách sụn chêm trong nhiều năm qua.
- Alf-Inge Haaland: Bố của tiền đạo Erling Haaland phải giã từ sự nghiệp thi đấu sau pha vào bóng đầy ác ý của Roy Keane.
- Colin Bell: Một cựu cầu thủ khác của Man City và người phạm lỗi vẫn là người của Man United – thủ môn Martin Buchan.
Tìm hiểu thêm về đề tài bóng đá: https://riviu24h.net/suc-khoe
#2 Phương pháp điều trị rách sụn chêm
Sau khi phát hiện bị rách sụn chêm, bạn cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Cầu thủ bị chấn thương dạng này sẽ được điều trị theo 2 hướng là bảo tồn và phẫu thuật.

Phương pháp điều trị rách sụn chêm phổ biến
#1 Điều trị bảo tồn
Cách điều trị không phẫu thuật thường được áp dụng cho các trường hợp rách sụn chêm nhẹ. Tổn thương đĩa đệm đầu gối có thể tự lạnh sau vài tuần.
- Nghỉ ngơi: Tuyệt đối hạn chế các hoạt động cần sử dụng đến khớp gối. Đặc biệt là xoay hoặc vặn, có thể dùng nạng khi di chuyển để giảm bớt gánh nặng cho chúng.
- Chườm lạnh: Phương pháp này giúp khu vực chấn thương giảm đau và sưng phù. Hãy trang bị một túi lạnh hoặc khăn quấn đá viên và chườm lên vùng bị đau.
- Nẹp cố định đầu gối: Dùng băng ép hoặc que nẹp chuyên dụng để cố định phần khớp gối.
- Đặt chân cao: Dùng gối hoặc chăn mền kê cao chân khi nằm để giảm lượng máu tuần hoàn đến phần chân bị đau.
- Sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần thiết có thể dùng đến kháng sinh theo đúng chỉ định.
#2 Phẫu thuật phục hồi
Nếu tổn thương không thể phục hồi theo cách thông thường, bạn cần phẫu thuật sớm để điều trị dứt điểm nó. Các phương pháp phẫu thuật điều trị chấn thương rách sụn chêm bao gồm:
a. Cắt bỏ toàn bộ
Cách này rất ít dùng tới trừ những trường hợp toàn bộ sụn chêm đều không thể phục hồi. Khi phải cắt bỏ hoàn toàn vùng đĩa đệm này, bạn không thể nào hoạt động bình thường như trước.
b. Cắt bỏ một phần
Phương pháp cắt bỏ một phần áp dụng cho tình huống bị tổn thương phần sụn không có mạch máu. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng như không quá nhiều.
c. Khâu nội soi
Phương pháp điều trị nội soi có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật thông thường. Trường hợp vùng tổn thương có thể tự phục hồi gần như hoàn hảo sẽ được áp dụng cách này để sửa chữa thêm phần đĩa đệm.

Khâu nội soi sụn chêm
d. Cấy ghép sụn chêm
Cấy ghép là phương pháp sử dụng phần sụn của người hiến hoặc nhân tạo thay thế cho phần sụn bị rách. Đối với người cao tuổi, bác sĩ phẫu thuật có thể kết hợp thay cả khớp gối.
e. Chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật
Sau ca phẫu thuật, chăm sóc vết mổ là việc vô cùng quan trọng cho quá trình phục hồi. Ngoài nghỉ ngơi, bạn cần thực hiện những điều dưới đây sau khi phẫu thuật sụn chêm:
- Thay băng gạc, vệ sinh vết mổ bằng thuốc sát khuẩn, cắt chỉ theo chỉ định.
- Nẹp chân cố định hoàn toàn trong thời gian yêu cầu của bác sĩ.
- Tập phục hồi theo các hướng dẫn, sử dụng nạng trong khoảng 1 tháng để giảm tác động lên đầu gối.
- Thăm khám đúng lịch trình.
Kết luận
Đối với câu hỏi rách sụn chêm có đá bóng được không, lời giải đáp chính xác nhất là tùy thuộc vào mức độ của ca chấn thương. Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy đau nhức ở phần đầu gối.
Điều trị sớm và dứt điểm có thể giúp phần đĩa đệm phục hồi hoàn toàn, Qua đó, giảm thiểu tối đa nguy cơ phải chia tay với sân bóng của cầu thủ.
Trả lời