Đau cổ chân khi đá bóng | Cách chữa chấn thương & quấn băng chuẩn

Cập nhật: 07/11/2022

Đau cổ chân khi đá bóng là tình trạng thường gặp, có thể xuất phát từ chấn thương (trẹo cổ chân, va chạm mạnh).

Không chỉ thi đấu chuyên nghiệp, cầu thủ trong các giải đấu tự phát hoặc đá giao lưu cũng có thể gặp tình trạng này.

FB88
Top bình chọn 2022 Top cá độ bóng đá hàng đầu Châu Á

#6 Nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi đá bóng

Có rất nhiều lý do khiến trẹo cổ chân khi đá bóng. Không chỉ xuất phát từ yếu tố khách quan, chính bản thân bạn cũng là tác nhân.

Theo thống kê, các nguyên nhân phổ biến khiến vấn đề với đôi chân xuất hiện là:

1. Đeo giày không đúng size

Size giày không thích hợp là lý do đầu tiên khiến tình trạng đau cổ chân xảy ra. Giày quá chật làm máu không thể lưu thông tốt, dẫn đến tê chân liên tục. Đây cũng là yếu tố khiến khả năng di chuyển của bạn bị ảnh hưởng, không thoải mái và là nguyên nhân trực tiếp gây rộp chân khi đá bóng.

Ngược lại, giày quá rộng cũng làm bạn mất tự tin khi chạy. Trường hợp này cũng có thể khiến cầu thủ trượt chân hoặc tụt giày khi chạy dẫn đến chấn thương cổ chân.

2. Khởi động không đúng cách hoặc không đủ thời gian

Trước khi chơi bất cứ môn thể thao vận động nào bạn cũng phải “làm nóng người”. Các bài tập khởi động đóng vai trò giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là với các môn di chuyển cường độ cao.

cách quấn băng cổ chân khi đá bóng

Khởi động là việc bắt buộc trước khi chơi bóng đá

Dù đây là cách để rèn luyện thể lực các cầu thủ bóng đá cũng như bảo vệ cơ thể trước khi vào trậ nhưng nhiều người chơi không chú ý và xem nhẹ. Nếu không khởi động đúng và đủ, bạn dễ gặp phải vấn đề đau cổ chân khi đá bóng. Bởi lúc này gân và dây chằng đang không kịp thích ứng được với tần suất vận động.

Khi các bộ phận này phải làm việc quá sức kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương, ảnh hưởng khả năng di chuyển của bạn.

3. Chấn thương cổ chân khi đá bóng do bị phạm lỗi

Với một môn thể thao mạnh mẽ như bóng đá không thể thiếu các pha xoạc và gạt chớp nhoáng.

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì không có vấn đề, nhưng chẳng may đó là một pha phạm lỗi lại khác.

Bạn có thể bị đau cổ chân nếu đối phương xoạc sai kỹ thuật. Không thiếu những trường hợp dẫn đến các chấn thương kéo dài và để lại hệ luỵ.

4. Đá sai kỹ thuật

Bóng đá chưa bao giờ là một hình thức rèn luyện thể lực dễ dàng. Bạn phải có kiến thức chuyên môn nhất định mới có thể chơi tốt và bảo vệ chính mình.

Đá sai kỹ thuật khiến bạn không thể xử lý các tình huống trên sân linh hoạt và an toàn. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người bị ngã hoặc trẹo cổ chân.

đau cổ chân sau khi đá bóng

Chơi đá bóng sai kỹ thuật sẽ gây trẹo cổ chân

5. Do bệnh nền

Những người có tiền sử bị bệnh viêm khớp, gãy xương khi chơi các môn thể thao vận động không thực sự đảm bảo.

Bạn sẽ không được phép chạy quá nhiều, xoạc mạnh vì dễ dẫn đến đau cổ chân khi đá bóng.

Những người bị gout, gót chân ngắn, bàn chân dẹt cũng nên chú ý khi tham gia thi đấu.

6. Ăn uống không đầy đủ

Xương khớp không khỏe mạnh sẽ chẳng mang đến cho bạn thể chất tốt nhất để đá bóng. Nếu yêu thích môn thể thao này, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các món ăn bổ dưỡng.

Bạn có thể tham khảo thêm thực đơn của các cầu thủ chuyên nghiệp để sử dụng để biết trước khi đá bóng nên ăn gì. Đừng để việc xương khớp yếu trở thành vấn đề ngăn cản đam mê của bạn.

đau cổ chân khi đá bóng

Ăn uống thiếu chất có thể khiến xương khớp yếu đi

Các tình trạng bị đau cổ chân khi đá bóng

Tùy vào mức độ chấn thương mà sẽ có các cơn đau với hệ quả tương ứng. Trong đó, bong gân nhẹ là dễ chữa khỏi nhất, đứt dây chằng là nặng nhất.

1. Bong gân nhẹ

Chấn thương khi đá bóng dẫn đến bong gân nhẹ không phải vấn đề nghiêm trọng.

Bạn sẽ cảm thấy đau vừa phải, phần cổ chân sưng không quá lớn

Với cấp độ này, bạn vẫn di chuyển được nhưng không thể đi nhanh. Nếu chữa đúng cách, bạn chỉ cần 4 tuần để hồi phục.

2. Bong gân trung bình

Bạn có thể nghe thấy tiếng rách nhỏ tại thời điểm bị đau và vùng cổ chân sưng lên khá nhanh.

Đây là cấp độ chấn thương nặng hơn, cơn đau đến nhiều hơn và dai dẳng.

bị đau cổ chân khi đá bóng

Vết thương bị sưng và gây nên các cơn đau kéo dài

Khi bị bong gân trung bình, bạn di chuyển rất chậm và khó khăn. Tại vị trí bị thương có vết bầm máu, cần vài ngày để tan hoàn toàn.

Thời gian hồi phục nếu áp dụng cách chữa đau cổ chân lúc bóng kịp thời là khoảng 6 tuần.

3. Bong gân nặng

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ thấy cơn đau dường như vượt ra khỏi sức chịu đựng. Vùng cổ chân sưng cực kỳ to, sờ vào có cảm giác lỏng lẻo.

Bị bong gân nặng bạn không thể di chuyển, chỉ nằm tại chỗ, điều trị tích cực mới hồi phục trong khoảng 12 tuần.

4. Giãn hoặc đứt dây chằng

Là người chơi thể thao vận động, không ai muốn gặp các vấn đề về dây chằng.

Nhưng nếu cơn đau cổ chân khi đá bóng quá nặng, lan ra tận gót nghĩa là bạn đã rơi vào tình trạng này.

Chỉ vài ngày sau chấn thương, hiện tượng bầm tím xuất hiện và cổ chân sưng to. Nếu không điều trị kịp thời sẽ bị chảy máu bên trong và khó điều trị.

Thời gian để bạn hồi phục và đi lại bình thường kéo dài từ 4 – 6 tháng.

chữa đau cổ chân khi đá bóng

Vấn đề liên quan đến dây chằng cần thời gian dài để hồi phục

Hướng dẫn cách chữa đau cổ chân khi đá bóng

Khi chơi thể thao, bạn nên chuẩn bị sẵn những kiến thức điều trị hữu ích. Đây là cách để bạn kịp thời xử lý vấn đề và tránh các hậu hoạ đáng tiếc về sau.

Có hai giai đoạn bạn cần làm nhằm chữa đau cổ chân, bao gồm:

a. Sơ cứu

Sơ cứu đúng lúc và đúng cách giúp giảm thiểu đến mức tối đa hệ quả chấn thương.

Khi cảm thấy đau cổ chân, bạn nên tiến hành chườm lạnh ngay lập tức. Bạn bỏ vài viên đá lạnh vào trong khăn hoặc túi nhựa mỏng và chườm nhẹ từ 10 – 15 phút.

trẹo cổ chân khi đá bóng

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau cổ chân khi đá bóng

Trường hợp bị ngã trên sân dẫn đến đau cổ chân, bạn hãy dừng vận động ngay. Lúc này hãy nhờ người dìu vào bên trong chỗ nghỉ và đánh giá mức độ nghiêm trọng để khắc phục.

b. Điều trị

Tùy vào từng cấp độ chấn thương mà bạn hãy chữa trị như sau:

b1/ Với bong gân nhẹ và trung bình

Bạn hãy sử dụng đá lạnh để chườm lên vị trí bị sưng mỗi ngày 7 lần. Thời gian thực hiện mỗi lần là 15 phút, sau đó nghỉ ngơi đúng cách.

Nếu cảm thấy chườm không làm cơn đau bớt, bạn có thể ngâm chân trực tiếp với nước đá. Thời gian ngâm là 10 phút mỗi lần, mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

b2/ Với bong gân nặng

Trong trường hợp bị bong gân nặng, bạn hãy chữa bằng cách uống thêm thuốc.

Để tan máu bầm, bạn cần bổ sung thêm thuốc hỗ trợ chức năng này và giảm đau.

Những loại thuốc có chứa thành phần là Vitamin C và Glucosamine cũng cần thiết cho người bị đau cổ chân lúc chơi bóng.

b3/ Với tình trạng giãn dây chằng

Bạn có thể sử dụng dây chun để ép lại, giúp chân hoạt động bình thường trong thời gian ngắn.

Phương pháp sử dụng dây chun ép dây chằng giúp chân nhanh hồi phục

Quy trình thực hiện cách chữa bị đau cổ chân gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn sử dụng dây chun quấn quanh bàn chân một vòng vừa đủ, không quá lỏng hay chặt.
  • Bước 2: Bạn lấy dây quấn về phía gót chân rồi vòng lại bàn chân, làm lần lượt theo chiều mũi tên.
  • Bước 3: Bạn quấn dây lên mắt cá chân hai vòng.
  • Bước 4: Bạn quấn dây chéo đáy ở bàn chân, kéo từ mắt cá xuống theo đường chéo. Quấn dây chéo từ mắt cá xuống bàn chân
  • Bước 5: Quấn dây quanh lòng bàn chân rồi vắt chéo thành hình số 8, cố định bằng kẹp.

b4/ Với tình trạng đứt dây chằng

Chấn thương này quá nặng nên bạn hãy đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và kê đơn thuốc phù hợp, tránh chuyển nặng.

Trong quá trình uống thuốc bạn nên thực hiện thêm các bài tập vật lý trị liệu.

Bạn nên tập các bài vật lý trị liệu để hồi phục hiệu quả

Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc và xử lý khi chấn thương: https://riviu24h.net/suc-khoe

Lưu ý cần nhớ khi chữa đau cổ chân khi đá bóng

Khi gặp phải tình trạng cổ chân bị đau vì chơi thể thao, bạn không nên dùng dầu xoa bóp.

Dầu nóng có thể khiến cho vùng bị đau sưng nhiều hơn, khả năng giảm đau cũng chỉ tạm thời.

Trong lúc chườm lạnh, bạn không được dùng tay để nắn bóp vị trí chấn thương. Việc này có thể làm dây chằng bị giãn, rách, chảy máu bên trong gây bầm tím.

Đau cổ chân khi đá bóng không thích hợp với cách chữa tiêm thuốc trực tiếp vào vết thương. Thay vào đó, bạn nên thoa kem bên ngoài và uống thêm thuốc tan máu bầm, giảm đau.

Một số người sử dụng cách chữa dân gian là đắp hoặc bó lá náng. Việc này có thể gây xung huyết, dây chằng bị xơ gai giảm độ đàn hồi.

Tốt nhất bạn nên đến thăm khám bác sĩ nếu không có kinh nghiệm điều trị.

Trong trường hợp phải thi đấu sớm, bạn cũng nên cố gắng để vết thương phục hồi tốt. Trước khi vào sân hãy học cách quấn băng cổ chân khi đá bóng để tránh tổn thương thêm.

Cần làm gì để tránh đau cổ chân sau khi đá bóng?

Với một người chơi thể thao chuyên nghiệp, đôi chân là bộ phận cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu cách phòng tránh chấn thương, chẳng hạn như:

1. Khởi động kỹ càng trước khi vào sân

Khởi động là cách để xương khớp cũng như cơ bắp được làm nóng trước khi chính thức di chuyển liên tục trên sân cỏ.

Bạn hãy thực hiện các động tác từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ hơn để giúp các bộ phận này làm quen từ từ.

Làm đúng cách đảm bảo hạn chế chấn thương hiệu quả.

2. Học cách băng cổ chân khi đá bóng

Đây là đồ dùng có tác dụng cố định khớp và ngăn cản các tác động mạnh từ bên ngoài.

Miếng bảo vệ cổ chân còn có tác dụng giúp bạn có tâm lý tốt hơn trước khi vào sân.

cách chữa đau cổ chân khi đá bóng

Băng cổ chân giúp hạn chế các chấn thương ở cổ chân khi đá bóngVới phương pháp này, bạn hãy thực hiện lần lượt các bước để giúp cổ chân an toàn như sau:

  • Quấn bàn chân: Bạn lấy đai quấn quanh bàn chân sao cho không bị quá lỏng hay quá chật
  • Quấn cổ chân: Bạn kéo đai lên trên, cuốn theo đường chéo rồi dẫn xuống gót chân thật chắc chắn.
  • Thắt nút: Bạn quấn hai vòng đai quanh cổ chân và ở trên cổ chân, sau đó siết chặt lại để cố định. Tiếp theo bạn kéo đai xuống dưới bàn chân.
  • Kết thúc: Bạn bắt chéo đai thành hình số 8 và cố định ở vị trí thắt nút ở bước trên.

3. Dành thời gian chăm sóc xương khớp

Để hạn chế đau cổ chân, bạn nên dành thời gian lắng nghe bản thân:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: Bạn nên ăn các thực phẩm có chứa Vitamin B, C, D, khoáng chất như Canxi, Sắt, Silic, …
  • Xoa bóp trước và sau khi chơi bóng đá: Trước và sau khi vận động mạnh, cổ chân đều cần được massage để làm nóng và thư giãn.
cách băng cổ chân khi đá bóng

Vitamin C có tác dụng tốt với người chơi thể thao

Kết luận

Đau cổ chân khi đá bóng nhẹ hay nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn nên chú ý giữ an toàn cho bản thân mỗi khi tham gia chơi môn thể thao này.

Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức hữu ích về cách chữa đau cổ chân do bóng đá và biện pháp phòng tránh.

Riviu24H đối với mình là một người bạn đồng hành trong suốt nhiều năm. Với niềm đam mê viết lách cùng sở thích khám phá những điều mới trong cuộc sống, mong rằng những bài đánh giá của mình sẽ được mọi người đón nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10